• Giờ làm việc: T2-T6 08:00 - 18:00
  • Email: kientrucmovic@gmail.com
  • Điện thoại: 0972712688

Giằng tường là gì? Có lẽ đây là khái niệm không còn quá xa lạ đối với những người trong ngành và những bạn có tìm hiểu về chúng. Và với những ai chưa biết, muốn hiểu chính xác hơn về giằng tường, tìm hiểu thông tin sâu hơn, có thể theo dõi bài viết sau đây, để hiểu chi tiết hơn nhé!

giang tuong la gi

Giằng tường là gì?

Giằng tường là gì? Đó là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm và muốn tìm hiểu rõ nhất có thể. 

Các chuyên gia nhận đình rằng: được biết đến là lớp bê tông hoặc bê tông cốt thép dùng để liên kết các đỉnh tường của tầng nhà đó, và trước khi đặt hay đổ bê tông tấm sàn thì được gọi là giằng tường.

Và với khái niệm trên, ta có thể thấy được giằng tường có tác dụng đỡ tường (tường chịu lực chính thì bố trí giằng tường)

Không chỉ thế, giằng được còn có thể kết hợp để làm móng khi xây dựng nhà phố cao tầng. Hay giằng tường còn góp phần phân bố đều tải trọng của sàn, tăng độ cứng và giảm biến dạng cho sàn nhà.

Vì thiết kế không nối liền khối với sàn ( nằm trong tường, nhiều khi kết hợp, có khi được kết hợp làm lanh tô, giằng chống thấm) vì thế giằng tường góp phần chống lún lệch, tăng cường độ cứng kết cấu cho tòa nhà, từ đó tăng sức chịu đựng các loại tải trọng ngang như địa chấn, động đất, sóng thần,… 

giang tuong la gi

Chức năng chính của giằng tường trong kết cấu công trình

Mỗi một tòa nhà đều có nhiều bộ phận riêng lẻ khác nhau và mỗi một bộ phận sẽ có những chức năng, ứng dụng tương ứng. Và sau đây là những chức năng chính của giằng tường:

  • Đầu tiên, giằng tường sẽ giúp phân bố đều trọng tải của sàn tầng xuống sàn tường.
  • Thứ hai, liên kết các đỉnh tường của trần nhà trước khi thợ tiến hành đổ móng, xây dựng tầng trên của tòa nhà.
  • Thứ ba, giằng tường có thể giảm độ biến dạng cho sàn nhà trong mọi trường xảy ra với tòa nhà.
  • Thứ tư, có thể chống xoay, xô lệch ở các nút chân cột trong những điều kiện bất thường, không tốt xảy ra.
  • Thứ năm, tăng độ cứng, độ bền vững cho kết cấu công trình, những tòa nhà lớn.
  • Thứ sáu, không những thế giằng tường còn tăng sức chịu đựng các loại tải trọng ngang khi xây công trình.
  • Thứ bảy, góp phần cấu tạo móng trong những thiết kế đặc biệt
  • Thứ tám, còn tăng độ bền vững, tải trọng cho các loại tường chịu được lực.
  • Thứ chín, giằng tường còn giúp tăng độ cứng của kết cấu công trình đang và đã thi công.

giang tuong la gi

Giằng tường có thực sự quan trọng không?

Việc thiết kế một tòa nhà, nhà ở thì bất kì một bộ phận nào cũng đều quan trọng, có ý nghĩa. Chúng góp phần tạo nên một thiết kế vững chắc, mật thiết với nhau. Đảm bảo được độ an toàn cho chủ nhà trong quãng thời gian sinh sống ở đó. Hay chúng có thể làm không gian của bạn đẹp hơn, gọn gàng, bắt mắt thu hút ánh nhìn từ người khác. Và trong đó, có thể nói giằng tường là một bộ phận hết sức quan trọng, không thể thiếu trong bất kì một thiết kế nào của công trình.

Giả sử, tòa nhà mà không có công trình, trọng lượng của sàn tầng sẽ phân bố không đều mà lại tập trung ở một số điểm bờ tường. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến độ bền của căn nhà và những điểm chịu lực đó sẽ nhanh chóng bị hỏng, thậm chí là nứt.

Từ những chức năng chính được trình bày ở trên, nếu không có giằng tường, sàn nhà cũng sẽ dễ dàng bị biến dạng trước các lực, các tác nhân từ môi trường xung quanh. Nó khiến căn nhà nhanh xhosng xuống cấp hoặc hư hại một cách nặng nề mà không thể sửa chữa lại được.

Cách bố trí giằng tường

Cách bố trí giằng tường cũng lần lượt theo công dụng thực tiễn của nó, cấu tạo công trình đã có sẵn và cần nghiêm túc bố trí theo đúng quy định giằng tường đã đề ra.

  • Thường thì sẽ bố trí ở những những nơi có tường chịu lực (kể cả khi vượt qua nhịp nhỏ) thì bố trí ở đó, cần phân bố đều tải trọng,..
  • Phân bố ở những nơi cần tăng độ cứng cho sàn … ví dụ như ở các tấm ô văng, ban công,… thì sẽ thêm dầm bo….
  • Phân bố ở những nơi có khả năng dễ xảy ra ngập lún, nơi lay có tải trọng động… thì nên kết hợp làm với lanh tô… Ngoài ra với những bức tường lớn thì giằng tường có khả năng góp phần tăng độ ổn định cho tường thêm chắc chắn.

Tác dụng của giằng tường đem lại

Giằng tường sẽ chia chiều cao của bức tường trong tầng của căn nhà phù hợp với điều kiện làm việc chính của nó. Tường cứ cao từ 3m đến 4m thì sẽ làm một giăng tường.

Và tạo một vành đai kín bao quanh căn nhà của bạn ở những vị trí tương đối dễ mất ổn định nhất.

Nhờ những tiêu chuẩn bổ trụ giằng tường khá khắc khe nên nó có thể chống lún không đều, chống xé, thậm chí cả chống nứt.

Cửa sổ, cửa đi là những vị trí mà giằng tường thường phân bố. Mà đúng ra sẽ được bố trí giữa chiều cao tầng nhà là phù hợp nhất nhưng vưới lsy do là giằng tường cùng chạy một cốt, trong nhà có tường ngắn, đập và tường chứa các ô cửa nên sẽ không thể đồng nhất.

Kích thước chính của được quy định về giằng tường : thiết kế với bề rộng tường, và chiều cao khoảng 1,2 gạch (70 – 140mm)

giang tuong la gi

Yêu cầu cơ bản của giằng tường

Đối với giằng tường cũng không khác với nhữngg bộ phận khác để xây dựng nên một công trình. Tùy vào công trình đó lướn hay nhỏ, và giằng tường sẽ có những yêu cầu tương ứng. Tuy nhiên, dù công trình đó lớn hay bé thì giằng tường cũng có nhữngg yêu cầu chính, cơ bản.

Trong kết cấu của một ngôi nhà sinh hoạt, giằng tường chiếm khoảng 40 đến 65% trọng lượng vật liệu của ngôi nhà và giá thành nó cũng dao động tầm 20 – 40%.  Vì vậy, chủ nhà cũng cần có những lựa chọn đúng đắn nhất về giằng tường.

Và để thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản của chủ nhà, mà giằng tường phải đủ các yêu cầu cơ bản sau:

  • Cường độ tác động pahir chịu được lực: nó sẽ tương đương với chiều dài của tường để đảm bảo được khả năng chịu lực. Vì trọng lượng của bản thân tường, thậm chí cả trọng lượng của sàn và mái truyền xuống bức tường. Nó luôn phải chịu lực đẩy ngang của gió, cơn bão, động đất cả trong và ngoài ngôi nhà.
  • Xét về độ bền và độ cứng của bức tường: về điều này chúng ta cần phải xét về sức chịu đựng của nền đất, chiều cao, móng tường, chiều dài và dày của tường đó. 
  • Khả năng chịu được lực của tường bởi lanh tô hay giằng tường,…

Tùy vào thiết kế của ngôi nhà cũng như những yêu cầu của gia chủ mà chọn những vật liệu phù hợp. Đặc biệt hãy chú trọng đến khâu chịu được nhiệt độ, thời tiết bất thường. Bởi điều này sẽ loại trừ được khả năng tường bị nứt khi gặp thời tiết thất thường.

Đây là toàn bộ kiến thức mà những người trong nghề cần phải hiểu Giằng tường là gì và cũng là thông tin thiết yếu cho những bạn thắc mắc về những quy định về giằng tường. Mong rằng những thông tin đó đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin sâu hơn về giằng tường của bạn. Chân thành cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của mình.

Tham khảo thêm :

Diện tích sàn là gì? Quy định và cách tính diện tích sàn xây dựng

Móng bè là gì? Bản vẽ và cách thiết kế thi công móng bè Chuẩn