• Giờ làm việc: T2-T6 08:00 - 18:00
  • Email: kientrucmovic@gmail.com
  • Điện thoại: 0972712688

Trong những năm gần đây, câu hỏi về: Sổ hồng là gì? Sổ đỏ là gì? Sự khác biệt giữa hai loại sổ này như thế nào? Là những câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc. Để giải đáp cho những vướng mắc này thì các bạn không nên bỏ lỡ những thông tin được chia sẻ ngay dưới đây.

Sổ hồng là gì? Sổ đỏ là gì? Các nội dung trong cuốn sổ

Theo thông tin mà chúng tôi tìm hiểu, sổ đỏ và sổ hồng là cách mà người dân tự đặt dựa vào màu sắc của từng loại sổ. Tuy nhiên, để có cai nhìn chuẩn xác về tưng floaij sổ, pháp lý thì chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung tiếp ngay sau đây:

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng được biết đến là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở thuộc về cá nhân hoặc hộ gia đình. Phía bên ngoài cuốn sổ được thiết kế màu hồng nên mọi người gọi là sổ hồng.

so hong

Sổ hồng nhà đất

Thông thường, loại sổ này sẽ được áp dụng tại những khu vực như: nhà ở, khu vực đô thị,.. Loại sổ này có tiếng anh là House Ownership Certificate.

Các thông tin ghi trên sổ hồng?

Dựa vào khoản 2 Điều 3 thuộc Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT, sổ hồng được quy định như sau:

  • Ngay tại trang số 1 của cuốn sổ sẽ bao gồm họ và tên của chủ sở hữu đất, chủ sở hữu nhà ở cùng những tài sản khác gắn liền trên đất.
  • Ngay tại trang số 2 của cuốn sổ thì cung cấp toàn bộ những thông tin về khu đất hoặc nhà ở, cùng với những tài sản khác gắn liền với mảnh đất.
  • Đến với trang số 3 của cuốn sổ, cần trình bày bản vẽ sơ đồ của mảnh đất, nhà ở, cùng những tài sản khác gắn liền với khu đất. Bên cạnh đó là những thay đổi nếu có sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Ngay tại trang số 4 của cuốn sổ, cần thực hiện ghi lại những thông tin được thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận (chẳng hạn như: chuyển nhượng quyền sở hữu, kế thừa,..).

Các điều kiện được cấp sổ hồng

Vướng mắc được nhiều người quan tâm rằng: khi nào được cấp sổ hồng? Những điều kiện được cấp sổ hồng là gì? Xét về cơ bản thì điều kiện và thời điểm được cấp sổ hồng được quy định như sau:

  • Ngay tại khoản 1 Điều 1 của Luật Đất đai 2013 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và những tài sản khác gắn liền trên đất được nhà nước ban hành như sau:
  • Đối với những cá nhân hoặc hộ gia đình đáp ứng tất cả những điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai 2013.
  • Nhà nước sẽ thực hiện giao đất hoặc cho thuê đất từ sau ngày 01/07/2014.
  • Áp dụng với những đối tượng đấu giá trúng thầu sử dụng đất.
  • Những đối tượng sử dụng đất tại những khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
  • Áp dụng với những cá nhân hoặc hộ gia đình mua nhà ở và tài sản có gắn liền trên đất.
  • Những đối tượng được nhà nước thanh lý, hóa giá thửa đất nhà ở gắn liền với đất ở, người mua nhà ở thuộc vào quyền sở hữu của nhà nước.
  • Áp dụng cho những trường hợp tách hoặc hợp thửa đất dành cho hộ gia đình, tổ chức,…
  • Những đối tượng đã được cấp sổ đỏ nhưng vì một số lý do nào đó nên chưa đề nghị cấp lại hoặc thay đổi.
  • Dành cho những đối tượng muốn thực hiện chuyển nhượng, kế thừa, cho hoặc tặng quyền sử dụng đất,…
  • Trong trường hợp khu đất nhà ở xảy ra trường hợp tranh chấp và đã được tiến hành hòa giải theo quyết định của tòa án.

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam. Bên ngoài của bìa là được thiết kế màu đỏ nên mọi người gọi là sổ đỏ.

so hong

Sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Được biết, đây là loại sổ được áp dụng cho những loại đất như: đất nền, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối,… Chúng có tên gọi tiếng anh là Land Use Rights Certificate.

Các nội dung trong cuốn sổ đỏ

Hiện nay, sổ đỏ được ban hành dựa trên quy định của nhà nước tại Điều 2 thuộc Thông tư số 232014/TT-BTNMT về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và những tài sản khác gắn liền trên đất. Chi tiết như sau:

  • Đối với trang số 1 của cuốn sổ phải gồm có quốc hiệu, quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và những tài sản khác gắn liền”. Ngay tại mục I là những thông tin của chủ sở hữu khu đất hoặc nhà ở. Đồng thời, các bạn cần ghi chú số phát hành cuốn sổ, trong đố có hai chữ cái tiếng Việt và sau chữ số latinh được in màu đen.
  • Đến với trang số 2 của cuốn sổ phải có thông tin thửa đất, diện tích của căn hộ, nhà ở và những tài sản liên quan trên đất. Bên trong đó, những thông tin về thửa đất, nhà ở cá nhân hoặc hộ gia đình, những công trình xây dựng, rừng trồng, cây lâu năm,..
  • Ngay tại trang số 3 của cuốn sổ được trình bày sơ đồ thửa đất, nhà ở và những tài sản gắn liền trên đất.
  • Ngay tại trang số 4 của cuốn sổ là những thay đổi sau khi nhận giấy chứng nhận.
  • Đối với trang số 5, đây sẽ là trang dùng để bổ sung của giấy chứng nhận, gồm có số hiệu thửa đất, số phát hành, số vào sổ,…

Điều kiện được cấp sổ đỏ

Ngay tại khoản 1, 2 và 3 của Điều 100 về Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2014 quy định về những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ở chi tiết như sau:

Đối với những thửa đất nhà ở đang trong quá trình sử dụng bình thường và có những loại giấy tờ như: giấy tờ được cấp trước ngày 15/10/ 1993 theo đúng quy định của nhà nước, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tính chất tạm thời và có tên trong sổ đăng ký ruộng đất.

Bên cạnh đo, sổ địa chính trước ngày 15/10/1993 gồm có những giấy tờ liên quan đến kế thừa, cho hoặc tặng hợp pháp, những giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở được gắn liền với đất trước ngày 15//10/1993.

Những loại giấy tờ này phải được xác nhận của UBND xã, những giấy tờ, thanh lý hóa giải dựa trên quy định của pháp luật. Đối với những giấy tờ cũ cũng phải theo đúng quy định của quản lý cũ, những loại giấy tờ khác trước ngày 15/10/1993 phải đúng quy định pháp luật.

Sổ hồng khác sổ đỏ như thế nào?

Thực chất sổ hồng, sổ đỏ chỉ là những tên gọi quen thuộc mà người dân tự đặt dựa vào màu sắc của từng loại giấy để dễ dàng phân biệt giữa các loại giấy chứng nhận. Sự khác biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng có thể được xem xét như sau:

so hong

Sổ hồng và sổ đỏ khác nhau thế nào?

Sổ đỏ là mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, trên bìa đỏ có nội dung là quyền sử dụng đất (có thể là đất ở, đất nông nghiệp, vườn, ao, đất rừng…). Mẫu này được gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 thì “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”.

Đồng thời, sổ hồng là mẫu do Bộ Xây dựng ban hành, bìa có màu hồng với nội dung là quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất nên mẫu này được gọi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất”.

Sổ hồng có vay ngân hàng được không?

Sổ hồng là giấy tờ hợp pháp mà bạn nên đảm bảo để làm bằng chứng về quyền sở hữu khi mua bất động sản tại Việt Nam.

Về mặt pháp lý, giấy tờ này được gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, nhưng hầu hết mọi người chỉ coi giấy tờ này là “sổ hồng”.

Như bạn có thể nghe qua tên của nó, giấy chứng nhận quyền sở hữu này cho phép chủ nhà thực hiện đầy đủ các quyền từ việc mua bất động sản. Ví dụ, bạn có quyền cho thuê tài sản của mình hoặc xác nhận thông tin liên quan đến thừa kế.

Nó cũng cho phép bạn:

  • Sử dụng ngôi nhà cho những mục đích cá nhân của riêng bạn.
  • Xây dựng lại, phá dỡ, cải tạo, v.v. theo quy định của pháp luật về xây dựng.
  • Cho phép bạn cho thuê lại, thế chấp hoặc bán thiết bị.
  • Cho phép bạn thế chấp ngân hàng…

Như vậy, nội dung bài viết trên đã chia sẻ đến các bạn sổ hồng là gì? Sổ hồng khác gì sổ đỏ? Mong rằng, với những thông tin cung cấp sẽ giúp các bạn phân biệt rõ hơn về hai loại sổ này.