• Giờ làm việc: T2-T6 08:00 - 18:00
  • Email: kientrucmovic@gmail.com
  • Điện thoại: 0972712688

Móng nhà hay móng nền là một trong những kết cấu quan trọng của một công trình xây dựng bất kể đó là móng của công trình lớn hay công trình nhỏ có chức năng tiếp nhận tải trọng của công trình, đảm bảo cho công trình có được độ chắc chắn an toàn, lâu dài. Vì vậy phương án làm móng nhà phù hợp với công trình rất được trú trọng và quan tâm. Sau đây công ty MOVIC sẽ giúp bạn tìm hiểu về các loại móng nhà hiện nay và loại móng nào tốt nhất

                                                                                                          Đổ móng công trình nhà ở
Móng đơn

Móng đơn là loại móng đỡ một hoặc một cụm cột chủ yếu sử dụng cho các công trình nhỏ và cũng là loại móng rẻ tiền nhất. Móng đơn được bố trí ở dưới chân cột, có thể là móng cứng, móng riêng lẻ hoặc móng mềm và thường được gia cố bằng cừ tràm.
Móng đơn nằm riêng lẻ, về hình dáng có thể thiết kế hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn… tùy thuộc vào tác dụng chịu lực của nó. Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp và thường được sử dụng để cải tạo, gia cố hoặc xây dựng những công trình có tải trọng nhỏ.

                                                                                                                         Hình ảnh móng đơn

Ưu điểm móng đơn: Ưu điểm lớn nhất của móng đơn là tiết kiệm chi phí xây dựng

Nhược điểm móng đơn: Thông thường móng đơn được dùng cho cột nhà dân dụng, nhà công nghiệp,… đối với các công trình có tải trọng lớn thì cần phải tăng kích thước nóng cả về chiều ngang lẫn chiều sâu chôn móng. Chính vì thế móng đơn chỉ nên dùng trong trường hợp đất nền có sức chịu tải tốt, tải trọng ngoài không lớn lắm.


Móng băng


Móng băng được hiểu đơn giản là loại móng nằm dưới hàng cột hoặc tường của công trình, thường là hình dạng một dải dài, có thể chỉ là hàng thẳng, hoặc giao nhau thành hình chữ thập có tác dụng đỡ tường và cột cho công trình.

Móng băng được các đơn vị thi công thường hay dùng vì giúp quá trình thi công thuận lợi hơn. Tuy nhiên móng băng chỉ sử dụng ở công trình nhà phố, nhà cấp 4 và và công trình có tải trọng không quá lớn khi nền đất khu vực kém ổn định.

Móng băng trong công trình nhà ở dân dụng

Ưu điểm móng băng có độ lún đều hơn móng đơn và giúp giữ vững tường, cột trong quá trình xây dựng cũng như trong quá trình. Mặc dù, tải trọng chịu lực của móng lớn nên ngôi nhà không sợ lún, hay tình trạng nứt tường sẽ không xảy ra sau một quá trình sử dụng.

Nhược điểm: kết cấu móng băng chỉ phù hợp với những công trình nhà dân dụng nhỏ, như nhà cấp 4 vì độ sâu chôn dưới lòng đất của móng cạn nên độ chống trượt, lật hay sự ổn định kém. Do lớp đất phía trên có tải trọng dẫn đến khả năng chịu tải của móng không đủ đảm bảo cho các công trình lớn. Bên cạnh đó, móng băng chỉ phù hợp thi công trên những nền đất cứng, với các vị trí đất nằm trong khu vực có địa chất yếu thì không thể thi công được, kể cả cho công trình nhà cấp 4 nhỏ

 

Móng băng xây xong

Móng cọc


Móng cọc là loại móng được sử dụng phổ biến cho các công trình có tải trọng lớn mà xây dựng trên nền đất yếu. Móng cọc bao gồm có đài và cọc, có nhiệm vụ chính là truyền tải trọng từ công trình xuống các lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu trong lòng đất.
Có 2 loại:
– Móng cọc đài thấp: Là loại móng trong đó các cọc hoàn toàn chịu nén và không chịu tải trọng uốn. Loại móng này được đặt sao cho lực ngang móng phải cân bằng với áp lực bị động của đất theo chiều sâu chôn móng tối thiểu.
– Móng cọc đài cao: Là loại móng cọc có chiều sâu của móng nhỏ hơn chiều cao của cọc và chịu được cả 2 tải trọng uốn và nén.

                                                                                                                                           Móng cọc mới đổ xong
Ưu điểm:
Móng cọc cho phép giảm khối lượng đất đào móng khoảng 85%, bê tông 30-40% do đó giá thành của móng hạ được đến 35%.
Độ tin cậy cao và công trình có tuổi thọ lớn hơn
Áp dụng được phương pháp thi công đóng cọc hàng loạt thay thế cho cọc bê tông cốt thép cổ điển
Momen uốn nứt lớn vì vậy có thể sản xuất loại cọc có tiết diện và chiều dài lớn

Nhược điểm:
Chiều sâu thi công chỉ đạt trung bình khoảng từ 10 đến 60m
Tiết diện trung bình thông thường từ 20*20 đến 45*45 cho cọc vuông và tiết diện từ d25 đến d70 cho cọc tròn
Sử dụng công trình có tải trọng làm việc dài hạn thông thường từ 40T-400T/1 cọc.

Sản xuất cọc bê tông

Ép cọc tại công trình

Trên đây là ưu nhược điểm về 3 loại móng phổ biến. Mỗi loại sẽ có những đặc tính riêng phù hợp với từng loại công trình. Để có thể xây dựng những công trình dù nhỏ dù lớn thì cần phải xem xét địa chất kĩ lưỡng rồi mới chọn được loại móng nào tốt nhất ,phù hợp nhất.
Qua bài viết công ty MOVIC hi vọng đã đem đến cho bạn kiến thức hữu ích để bạn đọc áp dụng được trong cuộc sống và bạn cũng đã có câu trả lời về loại móng nào tốt nhất của riêng bạn.


Bài viết tham khảo: GIẰNG MÓNG LÀ GÌ? KÍCH THƯỚC GIẰNG MÓNG “CHUẨN NHẤT”

MÓNG BÈ LÀ GÌ? BẢN VẼ VÀ CÁCH THIẾT KẾ THI CÔNG MÓNG BÈ CHUẨN

MÓNG BĂNG LÀ GÌ? BIỆN PHÁP THI CÔNG MÓNG BĂNG ĐẠT TIÊU CHUẨN, CHẤT LƯỢNG