• Giờ làm việc: T2-T6 08:00 - 18:00
  • Email: kientrucmovic@gmail.com
  • Điện thoại: 0972712688

Trong chuyên ngành xây dựng có một thuật ngữ rất quen thuộc đó là “dầm nhà”. Vậy dầm là gì mà lại có vai trò quan trọng trong việc thiết kế kiến trúc, kết cấu của ngôi nhà? Hãy cùng tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích liên quan qua bài viết sau đây nhé!

dam la gi

Dầm nhà là gì? cùng tìm hiểu nhé!

Dầm nhà là gì?

Dầm là gì? Đây là một loại cấu kiện gồm bê tông và cốt thép, chúng được sử dụng ở các công trình xây dựng nhà ở dân sinh, các công trình kiến trúc…

Dầm nhà cũng có thể được định nghĩa như một loại kết cấu nằm ngang và chịu lực của mô men uốn và lực cắt. Trên tiết diện thẳng góc, cốt thép chỉ được bố trí nhờ việc tính toán theo điều kiện kiểm tra khả năng chịu mô men uốn. Nhưng trên thực tế, dầm nhà cũng có thể chịu thêm tác động của lực dọc (hay khung giằng). Trường hợp này cần phải tính toán dầm chịu nén uốn (kéo uốn) đồng thời như cột.

Nói dễ hiểu hơn, dầm được tạo ra để bảo vệ, để chịu các sức ép của toàn bộ khối lượng ngôi nhà, giúp truyền tải trọng, chịu lực, phân tán lực đều lên từng bộ phận khác của ngôi nhà như sàn, vách, cột… Ngoài ra, chúng có thể thay thế tường chịu lực giúp mở rộng không gian tối ưu.

dam la gi

Dầm là cái gì?

1.  Hình dáng và cấu tạo dầm nhà

Cấu tạo dầm thường có hình chữ nhật hoặc hình vuông, chúng có thể kê lên cột trong nhà hay ở công trình xây dựng. Dầm nhà thường sẽ chịu lực đặt nằm ngang hoặc nằm nghiêng chịu tải trọng và đỡ các bộ phận khác ở phía trên của nó.

2.  Phân loại dầm nhà

Dầm nhà là một chùm cấu trúc làm giá đỡ trong đó có 2 loại là dầm chính (có tác dụng làm giá đỡ cho phần ngang chính) và dầm phụ (có tác dụng làm giá đỡ cho các cấu trúc hỗ trợ). Vậy dầm chính dầm phụ là gì?

Dầm chính là gì?

  • Dầm chính theo cấu trúc cơ bản là thanh dầm chịu lực chính của ngôi nhà và thường nằm học hoặc nằm ngang, hai đầu dầm được đặt nối liền với hai đầu cột, gác lên chân cột hoặc vách. Chúng có kết cấu chắc chắn để có thể chịu được lực uốn cong, chúng được sử dụng khá phổ biến trong nhiều công trình xây dựng như: dầm sàn, dầm mái, dầm cầu… và thường được gọi với tên là dầm khung.

dam la gi

Dầm chính

Dầm chính thường được đặt trong tường với kích thước 20 – 25 cm, giữa hai cột dầm chính thường được đặt theo nhịp với dầm phụ nhằm giúp gánh đỡ sức nặng cho dầm phụ.

Dầm chính đặt theo chiều ngang của ngôi nhà thì được gọi là dầm chính ngang, chúng có tác dụng nâng đỡ tấm sàn.

Nhịp của dầm là gì? : Khoảng cách hai dầm chính được gọi là nhịp của dầm, chúng đặt cách nhau từ 4 đến 6 mét, mỗi nhịp được đặt từ 1 đến 3 dầm phụ. Với kích thước dầm ngang lớn hơn thì có thể đặt thêm nhiều dầm phụ để phân chia tải lực hợp lý nhằm giảm thiểu sự chịu lực có thể làm uốn cong dầm chính, ảnh hưởng đến cốt lõi của toàn bộ ngôi nhà.

Dầm phụ là gì?

Dầm phụ cũng được cấu tạo bởi bê tông cốt thép và thép định hình nhưng có kích thước nhỏ hơn so với dầm chính. Chúng được đặt vuông góc với dầm chính để làm giằng, đóng vai trò như là dầm cấu tạo chịu uốn nén và thường được đặt trên tường nhà vệ sinh, tường lô gia.

Dầm phụ không được đặt lên các cột, chúng có chức năng phân chia tải trọng với dầm chính phải chịu nhằm giúp chia nhỏ kích thước tấm sàn, chia nhỏ lực và được tính toán chi tiết để đảm bảo truyền tải được mà không hoang phí.

Việc phân chia dầm chính và dầm phụ nhằm giúp xác định được kích thước, độ cứng và vai trò cụ thể của từng loại dầm, từ đó giúp lựa chọn tiết diện phù hợp: phần tải dầm nào chịu tải trọng lớn sẽ có tiết diện lớn, phần tải trọng nhỏ thì có tiết diện nhỏ.

dam la gi

3.  Khoảng cách của dầm nhà, kích thước của dầm nhà

Khoảng cách của dầm nhà được hiểu và tính toán dựa trên khoảng cách của các cột trong nhà. Tùy thuộc vào khoảng cách giữa các cột để tính toán khoảng cách của dầm nhà là bao nhiêu, ngoài ra việc tính toán cột cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tải trọng, công năng và số tầng của ngôi nhà.

Vì vậy, việc tính toán dầm nhà này cần do các kiến trúc sư có chuyên môn thiết kế dầm nhà dân tính toán. hệ thống dầm nhà được coi là khung xương chính, ngôi nhà có chịu được lực, có kiên cố hay không phụ thuộc rất nhiều vào cột và dầm nhà.

Xác định kích thước dầm nhà phố là rất quan trọng. Bởi hiện nay nhà phố được xây dựng rất nhiều không chỉ ở các thành phố lớn, loại hình này cũng bắt đầu được xây dựng phổ biến ở ven đô và các làng quê.

Dầm nhà 2 tầng, 3 tầng hay 4 tầng sẽ có các kích thước về chiều cao (chiều dày của dầm) khác nhau. Về cơ bản thì kích thước dầm nhà dân thường không chênh nhau quá nhiều và thường phụ thuộc vào số tầng của ngôi nhà muốn xây. Không chỉ riêng nhà phố mà tất các các loại nhà dân dụng khác đều tương tự như vậy.

  • Dầm nhà 2 tầng thường có chiều cao ~ 30cm
  • Dầm nhà 3 tầng thường có chiều cao ~35cm
  • Dầm nhà 4,5 tầng thường có chiều cao từ 35-40cm

Chiều cao của dầm thường chịu ảnh hưởng bởi chiều dài (nhịp dầm) nên gia chủ cần nhờ đến sự tư vấn, giúp đỡ của những người có chuyên môn về thiết kế, thi công trong lĩnh vực này để có thể hiểu rõ hơn.

dam la gi

Cấu tạo dầm nhà và kích thước dầm

4.  Dầm nhà theo phong thủy

Chúng ta thường nghe đến những thông tin nhà ở theo phong thủy, bố trí hướng của cửa ngôi nhà, hướng bếp, hướng giường ngủ, hướng bàn thờ… rất ít khi nghe đến bố trí phong thủy của dầm nhà. Nghe thì có vẻ lạ nhưng thực tế là có, và việc bố trí phong thủy dầm nhà này cũng khá quan trọng đối với những người quan tâm về vấn đề tâm linh.

Đầu tiên, thiết kế dầm cho biệt thự hay nhà phố, hay bất kỳ cho công trình nào cũng phải đặt yếu tố an toàn, vững chắc lên hàng đầu, sau đó mới quan tâm đến các yếu tố về phong thủy, vì vậy việc tư vấn xây dựng rất quan trọng khi thiết kế nhà ở.

Có khá nhiều vị trí để đặt dầm nhà (dầm ngang) không tốt mà bạn đọc cần phải lưu ý như sau:

  • Tránh đặt dầm ngang phía trên giường ngủ: hay nói cách khác là không nên đặt giường ngủ phía dưới dầm nhà. Theo phong thủy, giường ngủ mà có dầm ngang ở phía trên được coi là huyền trâm sát, đây là cung rất xấu khiến chủ tổn nhân khẩu. Về lâu về dài thì xà ngang bên trên sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến sức khỏe. Nếu đặt cạnh hoặc gần bên, người chủ ngủ phía dưới cũng cảm thấy nặng nề, bị đè nén, luôn trong trái thái ngủ uể oải và mệt mỏi. Chính vì vậy mà nên đặc biệt hạn chế việc đặt dầm ngang phía trên giường ngủ.

dam la gi

Không nên đặt giường ngủ phía dưới dầm ngang

  • Không đặt trên bếp và bàn ăn: Theo quan điểm về phong thủy, nếu bàn ăn được đặt hoặc bếp nấu được bố trí ở ngay bên dưới dầm ngang sẽ mất đi may mắn của gia chủ, gây ra những cảm giác không thoải mái, ức chế cho cả người nấu ăn và người thưởng thức đồ ăn. Thêm nữa, gia đình sẽ luôn gặp những vấn đề về kinh tế, tiền bạc, tài chính. Trong trường hợp bắt buộc phải đặt bàn ăn tại vị trí này thì có thể hóa giải bằng cách làm thêm trần giả để che đi dầm ngang nhằm tránh sát khí của dầm ngang.

dam la gi

Không đặt bàn ăn hoặc khu vực bếp nấu ở vị trí dưới dầm ngang

  • Không đặt bàn học hoặc bàn làm việc dưới dầm ngang: đây là sự không tốt cho người học hoặc người làm việc, mang đến cảm giác không tập trung, trì trệ, ngăn cản sự sáng tạo và tư duy của người đó. Điều này không cho phép trong các văn phòng làm việc hoặc phòng học.
  • Tuyệt đối không đặt bàn thờ dưới dầm ngang: đây là điều tuyệt đối không được phạm đến vì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tài lộc của gia đình gia chủ. Cuộc sống cũng sẽ gặp nhiều bất lợi, khó khăn, ảnh hưởng đến nhiều mặt như sức khỏe, kinh tế, hạnh phúc gia đình.

Một số cách hóa giải dầm nhà:

  • Nếu trần nhà cao có thể sử dụng thêm 1 lớp trần giả lót phía dưới xà nhà để che đi các phần xà ngang phía trên, cách này được sử dụng rất phổ biến hiện nay.
  • Thay đổi màu sắc cho xà ngang bằng cách sơn màu cho xà nhà, hãy sử dụng màu sáng để hóa giải bớt sát khí của xà nhà
  • Tác động bằng cách sử dụng các bóng đèn tròn lắp phía dưới dầm xà nhà, ánh sáng của đèn sẽ tao ra dương khí, làm giảm đi sát khí giáng xuống của dầm nhà, hoặc có thể sử dụng đèn sáng hắt ngược lên trên dầm nhà để cảm giác chúng như được nâng cao lên, không còn cảm giác bị đè nén ở trong ngôi nhà.
  • Ngoài ra cũng có thể sử dụng một số đồ trang trí nhỏ xinh và có màu sắc tươi sáng lên dầm nhà để làm các cây dầm sáng lên, làm giảm sát khí cũng như giảm đi các ảnh hưởng không tốt đối với gia đình gia chủ.

Hệ dầm

Hệ dầm là gì? Đây là kết cấu không gian của dầm chính, dầm phụ được bố trí thẳng góc nhau.

Hệ dầm gồm: hệ dầm đơn giản, hệ dầm phổ thông và hệ dầm phức tạp.

  • Hệ dầm đơn giản là gì? Đây là một hệ thống dầm mà các dầm được bố trí song song với cạnh ngắn của ô sàn, trong đó bản sàn làm nhiệm vụ như bản kê hai cạnh.
  • Hệ dầm phổ thông là hệ dầm mà gồm hai hệ thống dầm đặt vuông góc với nhau và đặt song song với hai cạnh ô bản. Trong đó, bản sàn sẽ làm nhiệm vụ như bản kê bốn cạnh.
  • Hệ dầm phức tạp được sử dụng khi sàn nhà phải chịu tải q>3000 daN/m2. Các dầm trong hệ dầm này được liên kết với nhau theo 3 cách:
  • Liên kết chồng: thường được sử dụng để làm tăng chiều cao kiến trúc của hệ sàn, các bản sàn chỉ được kê lên hai cạnh nên khả năng chịu lực sẽ không cao
  • Liên kết bề mặt: tùy vào mục đích mà sử dụng liên kết bề mặt. Có thể sử dụng để giảm chiều cao kiến trúc hệ sàn hoặc tăng chiều cao của dầm. Các bản sàn được kê lên bốn cạnh nên độ cứng và khả năng chịu lực của sàn sẽ cao hơn.
  • Liên kết thấp: các bản sàn chỉ được kê lên hai cạnh nên độ cứng và khả năng chịu lực của sàn sẽ rất thấp.

Sàn không dầm và ứng dụng của sàn không dầm trong xây dựng

1.  Sàn không dầm là gì?

Sàn bê tông không dầm là loại sàn không cần sử dụng đến các thanh dầm ngang dọc hay còn gọi tên khác là sàn bê tông phẳng. Sàn này liên kết trực tiếp với hệ cột trục đỡ của công trình. Chính vì vậy nó tạo ra được những ưu thế riêng cho mình cả về đặc tính kỹ thuật.

dam la gi

Sàn không dầm có nhiều ưu thế mới

2.  Sự ra đời của sàn bê tông không dầm

Cùng với sự phát triển của công nghệ vật liệu và các quan điểm tính toán kết cấu cũng như quan điểm kiến trúc phù hợp với từng thời kỳ, vào những giai đoạn gần đây, nhiều công nghệ thi công sàn bê tông mới ra đời. Việc phát triển nhằm thay đổi những hình thức kết cấu cơ bản về cột dầm sàn sang những loại kết cấu mới cải tiến hơn, đồng thời kế thừa những phương thức tính toán sàn theo lý thuyết cổ điển để thay thế những phần, vùng sàn không chịu lực bằng những loại vật liệu tái chế, xem xét tải trọng tác dụng lên sàn để đưa ra phương án làm giảm nhẹ những tác dụng đó… Từ đó có những công nghệ sàn bê tông không dầm mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu về khả năng chịu lực cũng như tính ổn định của kết cấu.

Với sự phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tăng nhanh, đồng thời đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao về kỹ thuật và thẩm mỹ, ở các nước có nền xây dựng phát triển như Mỹ, Nga … sử dụng sàn bê tông không dầm (sàn bê tông phẳng) rất rộng rãi. Nhiều sản phẩm công nghệ phát triển sàn bê tông không dầm đã được nghiên cứu ở các nước như công nghệ Panel 3D, sàn Uboot, sàn bóng, sàn ứng lực trước… được áp dụng nhằm tạo ra những sàn bê tông không dầm vượt nhịp lớn mà vẫn đảm bảo được sự chịu lực của kết cấu sàn bê tông.

3.  Cầu tạo của sàn bê tông không dầm

Xét về cấu tạo thì sàn không dầm có cấu trúc khá đơn giản, gồm tấm thép lưới trên, bóng hoặc hộp rộng được làm từ các loại nhựa tái chế, tấm thép lưới ở dưới.

Hệ sàn này là sàn rỗng làm việc theo hai phương, được tổng hợp nhờ phương pháp liên kết trực tiếp giữa các khối rỗng và thép. Hiểu đơn giản hơn thì chúng có nhiệm vụ phân bố và định vị vật liệu tái chế tại những vị trí cố định một cách chính xác.

Trong khi đó thì bóng và hình hộp (các vật liệu rỗng) có vai trò nhằm làm giảm bớt đi lượng bê tông cốt thép không cần thiết của toàn bộ kết cấu sàn.

dam la gi

Cấu tạo của sàn không dầm

4.  Ưu điểm và nhược điểm của sàn bê tông không dầm

Ưu điểm:

  • Khả năng chịu lực và làm giảm tải trọng xuống móng:
  • Với cùng một khả năng chịu lực thì sàn bê tông không dầm Bubbledeck có độ cứng chống uốn cong đạt gần 87% và xấp xỉ độ võng so với sàn đặc nhưng lại giảm 50% trọng lượng bê tông.
  • Với cùng một bề dày thì sàn bê tông không dầm có thể chịu được tải gấp đôi so với sàn đặc nhưng lại giảm được 65% trọng lượng bê tông.
  • Khả năng chịu cắt của sàn bê tông không dầm Bubbledeck cũng đạt từ 72 – 77% so với sàn đặc, do đó để tính toán khả năng chịu cắt của sàn này có thể sử dụng hệ số 0,6 lần khả năng chịu cắt của sàn đặc với cùng một chiều cao.
  • Linh hoạt trong thiết kế:
  • Nhờ vào hiệu quả giảm chiều cao tổng thể của công trình mà có thể sử dụng phương án sàn không dầm để tăng số tầng chức năng. Việc giảm trọng lượng bản thân kết cấu cho phép kết cầu sử dụng sàn phẳng vượt nhịp lớn. Nhịp lớn nhất mà sàn này có thể đạt được là 20m.
  • Sàn bê tông không dầm thuận tiện hơn cho việc bố trí hệ thống kỹ thuật và kiến trúc thông thoáng hơn.
  • Linh động trong vấn đề giật cấp sàn bằng việc sử dụng các module khác nhau thông qua kích thước của các loại vật liệu tái chế thay thế phần bê tông không chịu lực.

dam la gi

Sàn không dầm giúp tiết kiệm chiều cao cho công trình

  • Tiến độ thi công sàn bê tông không dầm
  • Thi công sàn bê tông không dầm làm giảm toàn bộ hệ thống cốp pha dầm chính và dầm phụ nên thi công nhanh hơn, đơn giản hơn do chỉ lắp dựng và cấu tạo cốp pha cho sàn phẳng so với việc thi công sàn có dầm.
  • Với ưu thế làm giảm được lượng thép dùng trong sàn nhờ vào việc giảm tải trọng của bản thân sàn do đó công tác lắp đặt cốt thép cũng tiết kiệm được nhân lực và thời gian.
  • Công nghệ thi công sàn bê tông Bubbledeck, sàn 3D, sàn Uboot là những công nghệ thi công đơn giản, ổn định và nhanh gọn.
  • Mức độ thân thiện với môi trường
  • Bằng việc loại bỏ phần bê tông ở giữa của tiết diện sàn đem lại những lợi ích đáng kể làm giảm thiểu tác động đến môi trường nhờ giảm việc sử dụng các tài nguyên và các yếu tố phát sinh trong quá trình thi công.
  • Tận dụng được nguồn nguyên vật liệu tái chế để sản xuất vật liệu không chịu lực trong cấu tạo của sàn.

Nhược điểm:

  • Việc tính toán, xây dựng nên các phương án chịu lực của sàn bê tông không dầm khá phức tạp đòi hỏi thiết kế kết cấu phải được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo được chất lượng sàn.
  • Đẩy nổi: Trong quá trình đổ bê tông phải kiểm soát được chất lượng của cốp pha nếu không sẽ xảy ra xô lệch bóng hoặc đẩy nổi tấm sàn. Việc này sẽ khiến cho chiều dày của sàn tăng thêm so với thiết kế, lớp bảo vệ bê tông cố định quả bóng mỏng và sẽ gây tác động đến kết cấu của công trình.
  • Rỗ đáy: Ở một vài công trình mới đưa vào sử dụng công nghệ sàn không dầm xuất hiện hiện tượng này. Khi tháo ván khuôn sẽ có một vài vị trí nhìn được thấy đáy quả bóng gây mất thẩm mỹ cho công trình và ảnh hưởng đến chất lượng của sàn.
  • Có nhiều các chi tiết phụ cần xây thêm để có thể hỗ trợ chịu lực vì vậy mặc dù giảm được số lượng vật liệu làm sàn vẫn khiến chúng có chi phí cao hơn.

dam la gi

Sàn không dầm xuất hiện các hiện tượng bị rỗ đáy

Bài viết hôm nay đã cập nhật dầm là gì và những thông tin liên quan cần thiết. Hy vọng những thông tin này hữu ích với các bạn!