• Giờ làm việc: T2-T6 08:00 - 18:00
  • Email: kientrucmovic@gmail.com
  • Điện thoại: 0972712688

Biết đọc bản vẽ xây dựng là một trong những yêu cầu cần thiết và tối thiểu nhất khi bạn muốn bắt tay vào thực hiện hay thi công công trình. Biết cách đọc bản vẽ xây dựng giúp cho các kiến trúc sư hiểu rõ hơn về các sản phẩm của mình, chủ nhà cũng có thể trao đổi cùng với kiến trúc sư về những vấn đề liên quan. Chính vì vậy mà trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn những bước cơ bản nhất để có thể biết cách đọc một bản vẽ xây dựng cho nhà ở.

Khái niệm bản vẽ xây dựng

Mục Lục

Nếu bạn không phải là một người trong ngành hay am hiểu về xây dựng thì chắc chắn bạn sẽ thắc mắc không biết bản vẽ xây dựng là gì. Bản vẽ xây dựng là một một tổ hợp mặt bằng, mặt bên, mặt đứng và mặt cắt của các vật thể trong một công trình. Hay nói cách khác theo chuyên ngành thì đó là một bản vẽ mà người thiết kế minh họa lại bằng các ký hiệu bản vẽ theo những tiêu chuẩn trong xây dựng ở Việt Nam.

Mục đích của bản vẽ xây dựng đó là cung cấp những hình ảnh để bắt tay vào thực hiện việc thi công, tránh sai sót và sự mô hồ hay nhầm lẫn. Bản vẽ xây dựng có thể được chuẩn bị bằng tay, nhưng thông thường thì là chúng phải được chuẩn bị bằng một phần mềm thiết kế hỗ trợ máy tính (CAD).

cach doc ban ve xay dung

Nắm được những ký hiệu cơ bản khi đọc bản vẽ xây dựng là điều cần thiết.

Bản vẽ thiết kế xây dựng gồm những điều gì?

Mỗi đơn vị, mỗi cá nhân sẽ có cách bố cục, diễn giải và có các thứ tự bản vẽ khác nhau. Nhưng một bộ hồ sơ được thiết kế cơ bản thì vẫn phải có đầy đủ như danh mục sau:

Phần kiến trúc

  • Bản vẽ gồm có mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt.
  • Có ảnh phối cảnh của mặt tiền.
  • Bản vẽ kết cấu chi tiết cầu thang.
  • Bản vẽ kết cấu chi tiết lát sàn.
  • Bản vẽ kết cấu chi tiết cửa, sen hoa và ban công.
  • Bản vẽ kết cấu chi tiết cổng hàng rào (Miễn phí – nếu như có).

Phần kết cấu của bản vẽ

  • Ghi chú các quy cách chung trong quá trình thiết kế và thi công xây dựng.
  • Bản vẽ bao gồm mặt bằng móng và chi tiết móng.
  • Bản vẽ gồm có mặt bằng định vị cột và chi tiết kết cấu cột.
  • Bản vẽ gồm có mặt bằng định vị dầm và chi tiết dầm tầng.
  • Bản vẽ gồm có mặt bằng kết cấu sàn tầng.
  • Bản vẽ gồm có mặt bằng định vị lanh tô và chi tiết kế cấu lanh tô.
  • Bảng Thống kê chi tiết về cốt thép.

Phần điện

  • Bản vẽ gồm có thiết kế chiếu sáng.
  • Bản vẽ gồm có thiết kế vị trí ổ cắm và công tắc.
  • Bản vẽ gồm có thiết kế hệ thống mạng LAN và internet (Nếu có).
  • Bản vẽ gồm có thiết kế hệ thống Truyền hình cáp (Nếu có).
  • Bản vẽ gồm có thiết kế hệ thống điện thoại dây (Nếu có).
  • Sơ đồ điện thông minh (Được miễn phí – Nếu có).
  • Thống kê các loại vật tư.

Phần nước

  • Bản vẽ gồm có thiết kế hệ thống lọc nước tổng (nếu có).
  • Bản vẽ gồm có thiết kế hệ thống nước nóng trung tâm (nếu có).
  • Bản vẽ gồm có thiết kế hệ thống cấp nước.
  • Bản vẽ gồm có thiết kế hệ thống thoát nước.
  • Bản vẽ gồm có thiết kế sơ đồ hệ thống cấp thoát nước toàn nhà.
  • Thống kê các loại vật tư.

Các loại bản vẽ xây dựng hiện nay

Hiện nay bản vẽ xây dựng có nhiều loại khác nhau, được thống kê như sau:

Bản vẽ phác thảo

Bản vẽ phác thảo hay còn gọi được là bản vẽ khái niệm. Đây là một kiểu bản vẽ tự do, sử dụng nhanh chóng và đơn giản để có thể khám phá những ý tưởng ban đầu cho ý tưởng thiết kế. Mục đích chỉ đơn thuần là để điều tra và truyền đạt các nguyên tắc thiết kế cũng như các khái niệm thẩm mỹ.

Bản vẽ thi công

Là một loại bản vẽ làm việc hoặc là bản vẽ xây dựng cung cấp thông tin về kích thước, đồ họa và có thể sử dụng cho công trình. Sau đó, thì chúng có thể được sử dụng để phát triển và truyền đạt một cách tóm tắt, điều tra các trang web tiềm năng và đánh giá các tùy chọn, nhằm phát triển ý tưởng đã được phê duyệt thành một thiết kế mạch lạc và phối hợp.

Bản vẽ kỹ thuật

Một bản vẽ kỹ thuật là một loại bản vẽ kỹ thuật dùng có thể để xác định các yêu cầu về kỹ thuật của sản phẩm hoặc các thành phần. Thông thường thì mục đích của bản vẽ kỹ thuật là nắm bắt được rõ ràng và chính xác tất cả các đặc điểm hình học của các sản phẩm hoặc thành phần để những nhà sản xuất hoặc kỹ sư có thể sản xuất vật phẩm cần thiết.

Vì sao nên có bản vẽ xây dựng?

Bạn đã bao giờ thắc mắc nên có bản vẽ xây dựng vì sao lại phải được quan tâm trước khi bắt tay vào thực hiện chưa. Thực tế cho ta thấy rằng có bản vẽ xây dựng sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong quá trình thi công đó. Sau đây là những vai trò thiết thực của bản vẽ xây dựng trong thi công các công trình:

Tiết kiệm chi phí

Chi phí là một trong những vấn đề đang được nhiều khách hàng quan tâm trước khi bắt tay vào xây nhà hay thực hiện xây dựng một công trình nào đó. Vì vậy có bản vẽ xây dựng sẽ giúp cho bạn có thể ước chừng được chi phí cần bỏ ra và tính toán được số lượng vật liệu cần thiết cũng như toàn bộ chi phí chi tiết trong thiết kế ngôi nhà. Nếu khoản này có phát sinh thì nó cũng không đáng kể, vẫn nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Vì vậy đó là lý do đầu tiên mà bạn nên có bản vẽ xây dựng trước khi thực hiện.

Ước lượng khối lượng vật tư

Một công trình thì cần những vật tư gì, khối lượng ước tính như thế nào. Bạn có thể dựa vào bản vẽ xây dựng để có thể chuẩn bị vật tư cần thiết, đảm bảo được việc thi công được diễn ra được thuận lợi và diễn ra đúng giai đoạn. Đồng thời có được khối lượng vật tư này thì bạn sẽ tính toán được phần nào các chi phí cho ngôi nhà hay công trình của bạn.

Đảm bảo tính thẩm mỹ

Dựa vào bản vẽ xây dựng, thì chủ nhà sẽ phần nào hình dung ra được sản phẩm sau khi hoàn thiện trông như thế nào. Sản phẩm đó có đảm bảo được tính thẩm mỹ, công năng khi sử dụng hay là không. Từ đó chủ đầu tư có thể thay đổi hoặc là sửa theo mong muốn dựa trên góp ý của các kiến trúc sư để không gian sống cũng như công trình được hoàn thiện một cách đơn giản nhất.

Các quy định, ký hiệu thường gặp trong bản vẽ xây dựng

Quy định về khung bản vẽ và khung tên trong bản vẽ thiết kế

Trong bản vẽ xây dựng, khung bảng vẽ là một hình chữ nhật dùng để giới hạn phần giấy và các thông tin trên đó. Khung bên ngoài là một nét liền đậm, cách mép từ giấy sau khi xén đi 10mm đối với khổ A0 và A1, hoặc là 5mm đối với khổ giấy A2, A3 và A4.

Khung tên bản vẽ kỹ thuật có thể được đặt theo một chiều dọc hoặc chiều ngang phụ thuộc vào cách trình bày của người chủ thiết kế. Đa số khung tên được đặt cạnh dưới và bên góc phải của bản vẽ. Trong đó khung tên của mỗi bản vẽ phải được đặt sao cho các chữ được ghi trên khung tên có dấu hướng lên trên hay là hướng sang trái đối với bản vẽ để thuận tiện cho việc tìm kiếm bản vẽ và giữ cho các bản vẽ không bị thất lạc.

Nội dung ở khung tên bao gồm các thông tin sau:

Số thứ tự Nội dung cần ghi trên bản vẽ xây dựng
1. Phần ghi chú bao gồm: Lần nộp, các nội dung điều chỉnh và ngày nộp.
2. Tên chủ đầu tư, địa chỉ và chức danh người đó (nếu có).
3. Tên dự án và địa chỉ xây dựng của dự án.
4. Tên của công trình.
5. Tên đơn vị tư vấn thiết kế, địa chỉ, vị trí, chức danh, ký và ghi rõ họ tên và đóng dấu công ty đó.
6. Hạng mục thực hiện các kiến trúc, kết cấu hay hệ thống điện nước.
7. Tên của bản vẽ xây dựng.
8. Số hợp đồng.
9. Giai đoạn thực hiện như thế nào.
10. Năm nào hoàn thành.
11. Tỉ lệ của bản vẽ xây dựng.
12. Ký hiệu của bản vẽ xây dựng.

Tỷ lệ trong cách đọc bản vẽ thiết kế

Tỷ lệ của bản vẽ là phần tỷ số giữa kích thước đo trên hình biểu diễn và các kích thước tương ứng đo trên vật thể ngoài thực tế. Tùy vào khổ bản vẽ, kích thước và mức độ phức tạp của các đối tượng cần biểu diễn mà lựa chọn một trong các tỷ lệ như: 1:5, 1:10, 1:50, 1:100, 1:200, 1:500, 1:1000 hay là 1:2000. Vậy thì tỉ lệ này tương ứng với các thông số như thế nào trong bản thiết kế xây dựng.

Tỉ lệ 1:50.000 đến 1:2000 là một phạm vi tỉ lệ bản vẽ nhỏ, được thu nhỏ lại rất nhiều lần so với thực tế. Tỉ lệ này thường sẽ được áp dụng với những kích thước lớn như bản vẽ bản đồ, bản đồ đô thị hay vùng hoặc thậm chí là các thị trấn nhỏ. Loại tỉ lệ này cũng thường được sử dụng trong các quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng hay chẳng hạn như quy hoạch tổng thể hay các khảo sát quang trắc trên không.

Tỉ lệ 1:1000 đến 1:500 này thì thường thấy khi cần tổng quan về công trình và vị trí của nó trong các mạng lưới đô thị như khu phố. Đặc điểm của tỉ lệ này là làm nổi bật được các cơ sở hạ tầng và các thành phần khác. Tỉ lệ này hữu ích cho các cuộc khảo sát về yếu tố chiều cao công trình cũng như khu đất sử dụng.

cach doc ban ve xay dung

Tỉ lệ tương ứng trong bản vẽ xây dựng.

Tỉ lệ 1:250 đến 1:200 thì thường sẽ được tập trung cho mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng trong các tòa nhà lớn. Thậm chí nó còn có thể xem xét đến các thành phần không gian và bố cục.

Tỉ lệ từ 1: 150 đến 1: 100 thì cũng có thể sử dụng cho các phương pháp tiếp cận đầu tiên của các tác phẩm và trong các công trình nhỏ. Trong trường hợp các tòa nhà lớn hơn thì kiến trúc sư sẽ dự tính các bản vẽ và mô hình chi tiết hơn. Nó bao gồm các yếu tố cấu trúc và sắp xếp bố cục được xác định rõ hơn.

Tỉ lệ 1:75 đến 1:25 thì với kết cấu, bố cục và sự liên hệ giữa các tầng hoặc cũng có thể phóng to ra các phòng để nhìn thấy chi tiết hơn các thành phần cụ thể, chẳng hạn như các hệ thống ống nước, điện hoặc các kết cấu.

Tỷ lệ 1:20 và 1:10 là một đại diện cho đồ nội thất, trình bày được hoạt động của các thành phần cũng như cấu trúc và thể hiện chi tiết bản vẽ.

Tỉ lệ 1:5 đến 1:1 thì sẽ đòi hỏi việc truyền đạt các chi tiết kỹ thuật với độ chính xác cao hơn rõ rệt.

Tùy thuộc vào các quy mô công trình cũng như yêu cầu thực tế khi thiết kế để có thể chọn tỉ lệ phù hợp. Tỉ lệ thường dùng nhất là tỉ lệ 1:100 cho các hồ sơ thiết kế nha ở, biệt thự hay các nhà phố hiện đại.

Ký hiệu thường gặp trong bản vẽ xây dựng

Quy định về các nét vẽ trong thiết kế

Trong bản vẽ xây dựng thì sẽ có những quy định về nét vẽ, dựa vào đó mà người kiến trúc sư cũng như những người thực hiện thi công có thể hiểu được chi tiết thông tin liên quan đến bản vẽ.

cach doc ban ve xay dung

Ký hiệu về đường nét trong bản vẽ xây dựng.

Nếu như trong bản vẽ có nhiều nét vẽ trùng nhau thì kiến trúc sư sẽ được ưu tiên thứ tự sau:

  • Nét liền đậm (đường bao thấy và là cạnh thấy).
  • Nét đứt (đường bao khuất và là cạnh khuất).
  • Nét chấm được gạch mảnh (giới hạn của mặt phẳng cắt có hai nét đậm ở hai đầu).
  • Nét chấm được gạch mảnh (đường tâm và là trục đối xứng).
  • Nét vẽ liền mảnh (đường kích thước).

Quy định ghi kích thước trong khi đọc bản vẽ

Trong bản các vẽ thiết kế xây dựng, kích thước sẽ thường bao gồm 3 thành phần đó là đường dóng, đường kích thước và các con số kích thước. Các kiến trúc sư khi biểu diễn nên một kích thước trên bản vẽ cần thực hiện theo các thứ tự đó là: vẽ đường dóng, vẽ được kích thước sau và cuối cùng là đến ghi con số kích thước.

cach doc ban ve xay dung

Quy định về về kích thước trong đọc bản vẽ xây dựng.

Trong phần kích thước này cũng thường sẽ có những quy định chung đó là:
Kích thước được ghi trên bản vẽ là kích thước thật của vật thể, không phụ thuộc vào các tỷ lệ của hình biểu diễn.

Đơn vị dùng để đo kích thước dài là mm, không ghi đơn vị sau các con số kích thước.
Đơn vị dùng để đo cao trình là m, không ghi đơn vị đằng sau con số kích thước.
Đơn vị dùng để đo kích thước góc là độ, phút, giây và phải ghi thêm đơn vị sau con số kích thước.

Các ký hiệu thường gặp trong bản vẽ xây dựng – hướng dẫn đọc bản vẽ xây dựng

Cửa sổ, lỗ trống trong bản vẽ xây dựng cũng có những ký hiệu riêng. Dưới đây là những ký hiệu mà các bạn sẽ thường gặp trong quá trình đọc bản vẽ, bạn nên nắm rõ các ký hiệu này:

cach doc ban ve xay dung

cach doc ban ve xay dung

cach doc ban ve xay dung

Các ký hiệu về lỗ trống trong bản vẽ xây dựng.

Ký hiệu cửa đi: Những ký hiệu này dùng biểu thị các loại cửa đi như cửa đơn, cửa kép… và cách để mở cánh cửa. Những ký hiệu này sẽ không liên quan đến các vật liệu cũng như cấu tạo của cánh cửa hay kỹ thuật ghép và lắp dựng vào tường.

cach doc ban ve xay dung

cach doc ban ve xay dung

Ký hiệu cửa đi trong bản vẽ xây dựng – cách đọc bản vẽ xây dựng nhanh nhất.

Ký hiệu cầu thang và đường dốc: Là các ký hiệu dùng để thể hiện cho tất cả các loại cầu thang và đường dốc thoải, không liên quan đến các vật liệu xây dựng. Nếu như bản vẽ có tỉ lệ 1:100 hoặc là lớn hơn thì ký hiệu cầu thang phải thể hiện chi tiết cả vật liệu cũng như các cấu tạo theo đúng tỉ lệ tính toán của kết cấu.

cach doc ban ve xay dung

Ký hiệu về đường dốc và cầu thang trong bản vẽ xây dựng.

Ký hiệu vách ngăn: Ký hiệu này thì được thể hiện các bằng nét liền đậm và kèm theo đó là chú thích về vật liệu. Trong trường hợp nếu như bản vẽ tỉ lệ 1:50 và lớn hơn thì các ký hiệu vách ngăn sẽ cần thể hiện chi tiết vật liệu cũng như các cấu tạo theo tỉ lệ tính toán của kết cấu.

cach doc ban ve xay dung

Ký hiệu về vách ngăn trong bản vẽ xây dựng – cách đọc bản vẽ xây dựng cơ bản.

Ký hiệu các bộ phận cần sửa: Bộ phận nào cần sửa thì bạn có thể sử dụng những ký hiệu này và gắn thêm các chú thích giải thích các thông số cần thiết nhất.

cach doc ban ve xay dung

Ký hiệu về các bộ phận cần sửa.

Ký hiệu vật liệu xây dựng: Những ký hiệu về vật liệu xây dựng này giúp cho bạn có thể nắm được vật liệu nào được sử dụng trong công trình đang thi công, từ đó bạn còn có thể giám sát được phần nào tiến độ công việc đang thực hiện.

cach doc ban ve xay dung

Ký hiệu về vật liệu xây dựng trong bản vẽ xây dựng.

Ký hiệu bản vẽ thiết kế nội thất: Đây là những ký hiệu đồ dùng các vật nội thất cơ bản được sử dụng trong nhà. Ngoài ra còn có rất nhiều đồ dùng nội thất khác được sử dụng. Bạn còn có thể dựa trên hình dáng của đồ vật để biết được đồ đó là gì. Các kí hiệu này thường được vẽ trên nguyên lí mặt bằng tức là hình chiếu từ phía trên nhìn xuống so với mặt cắt cao độ 900mm.

cach doc ban ve xay dung

cach doc ban ve xay dung

cach doc ban ve xay dung

Ký hiệu về đồ dùng nội thất trong bản vẽ xây dựng.

Cách đọc bản vẽ xây dựng hiệu quả, nhanh nhất

Chắc chắn rất nhiều khách hàng sẽ băn khoăn không biết nên đọc như thế nào với bản vẽ xây dựng, làm thế nào để hiểu cũng như có thể tránh được sai sót trong quá trình thi công. Dưới đây chúng tôi hướng dẫn các bạn trình tự cách đọc bản vẽ xây dựng hiệu quả như sau:

Bước 1: Khi bạn nhận được bản hồ sơ thiết kế hoàn chỉnh của một công trình, bạn cần phải đọc bản vẽ tổng mặt bằng trước. Đọc phần này để có thể biết mối liên hệ giữa các hạng mục trong ngôi nhà với nhau cũng như các không gian cảnh quan xung quanh của công trình. Cách đọc đơn giản là bạn nên đọc lần lượt, đọc từ mặt bằng tầng 1, tới tầng 2… rồi xem đến các chức năng bên trong của ngôi nhà như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng thờ hsy nhà vệ sinh, khu hành lang, cửa chính và các cửa phụ.

Bước 2: Đọc bản vẽ các phối cảnh để hiểu cũng như có thể hình dung được tổng thể của ngôi nhà sau khi hoàn thiện.

Bước 3: Đọc bản vẽ mặt đứng để có thể nắm được sơ bộ hình dáng kiến trúc bên ngoài của công trình.

Bước 4: Đọc bản vẽ mặt cắt để có thể hiểu rõ không gian mỗi tầng trong công trình cần xây dựng.

Bước 5: Đọc bản vẽ kết cấu, nên chú ý đến các thông số như móng, cột, dầm, sàn hay các hệ thống cầu thang…

Cách đọc bản vẽ mặt bằng

Trong hồ sơ thiết kế, thì bản vẽ đầu tiên là bản vẽ quy hoạch theo tổng mặt bằng. Mặt bằng ngôi nhà chính là một hình cắt bằng của các tầng với các mặt phẳng cắt tưởng tượng nằm ngang và đặt cách mặt sàn khoảng 1,5m. Mặt bằng của cả công trình thể hiện các khoảng không gian như là phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp hay phòng sinh hoạt chung, phòng vệ sinh và cửa đi, hành lang và cầu thang…

Bạn cần lưu ý những điều sau về dãy các kích thước khi đọc bản vẽ mặt bằng:

  • Dãy kích thước sát đường bao của mặt bằng ghi kích thước trong các mảng tường và các lỗ cửa.
  • Dãy thứ 2 là dãy ghi kích thước khoảng cách các trục tường hay trục cột,…
  • Dãy ngoài cùng là nơi ghi kích thước giữa các trục tường biên theo chiều dọc hay chiều ngang ngôi nhà.

Cách đọc chính xác các bản vẽ thiết kế mặt bằng gồm:

Kích thước của chiều dài, chiều rộng thông thủy của mỗi phòng.

Các kích thước để xác định được vị trí và chiều rộng của các lỗ cửa nằm trên các tường hoặc vách ngăn trong nhà và chiều rộng các cánh thang,…

Kích thước và các chiều dày các tường, vách ngăn và các kích thước mặt cắt các cột.

Kích thước ghi diện tích của từng phòng dùng các đơn vị diện tích là m2 nhưng không ghi thêm đơn vị sau con số kích thước và có các nét gạch dưới con số chỉ diện tích.

Trong bản vẽ mặt bằng này thì bạn sẽ thấy được các ký hiệu đồ dùng nội thất như bàn, ghế sofa, tủ, giường ngủ, chậu rửa hay bồn tắm… Trên mặt bằng cũng các có cầu thang chỉ hướng đi lên bằng đường gấp khúc nếu đó là một nhà cao tầng.

Mặt bằng là một hình cắt bằng của ngôi nhà. Mặt bằng thu được là các lát cắt của một mặt phẳng cắt qua ngôi nhà, cao hơn các mặt sàn (hoặc nền) khoảng 1-:-1.5m. Mỗi tầng thì phải có mặt bằng riêng, nếu như chúng khác nhau. Nếu ở các tầng có cơ cấu giống nhau thì chỉ cần vẽ mặt bằng tầng điển hình.

Các loại nét vẽ ở những mặt bằng dựa trên các nét vẽ cơ bản đã học. Các nét vẽ đường bao quanh các bức tường, cacs cột vách ngăn bị mặt phẳng cắt qua, dùng nét cắt (1.5, 2)b. Các nét vẽ ở phần hình chiếu của các bộ phận còn lại sau mặt phẳng cắt dùng nét vẽ trên cơ bản b. Nếu như cần phải vẽ các thiết bị trong nhà, thì chiều dày nét nên chú ý lấy nhỏ hơn nét b để bản vẽ rõ ràng và mạch lạc.

Ở bản vẽ kỹ thuật mặt bằng vẽ theo theo tỷ lệ 1/100 và 1/50 cụ thể thì sẽ có các yêu cầu sau:

Ở tỷ lệ 1/50

+ Qui định thường có từ 3-5 lần ghi kích thước:
– Kích thước bao gồm tất cả các chi tiết, bộ phận, các lổ cửa và các mảng tường;
– Khoảng cách các trục tường và trục cột;
– Kích thước lọt lòng và yếu tố chiều dày tường;
– Kích thước của tổng chiều dài trục đầu và các trục cuối;
– Kích thước phủ bì choán chỗ lớn nhất của toàn bộ công trình theo chiều dọc và theo chiều ngang.
+ Các trục tường và cột thường được kéo dài ra ngoài đường ghi kích thước ngoài cùng khoảng 5-:- 6mm và tiếp vào đó là các vòng tròn có đường kính khoảng d = 8-:-10mm bằng các đường nét cơ bản. Các vòng tròn phải được vẽ thẳng hàng ghi các con số 1- 2 -3… từ trái qua phải theo hàng ngang, và được ghi các chữ cái A-B-C …. Theo chiều đứng từ dưới lên thì gọi là trục định vị.
+ Bên trong mặt bằng có ghi các kích thước chiều dài, chiều rộng của mỗi phòng, bề dày các tường và các vách ngăn,…tên gọi và phần diện tích sử dụng theo từng phòng (đơn vị là m2), tên gọi các chi tiết và tất cả các loại cửa, kích thước và tổng số bậc thang, hướng đi lên của các nhánh thang.
+ Cần ghi một cách đầy đủ các độ dốc nền thoải, độ dốc thoát nước và các cao trình. Chú ý độ cao của các nền, và các sàn được ghi ngay tại chỗ, có cao độ ấy để có thể hình dung ra không gian của mặt bằng (mặt đứng hay mặt cắt,…) của chi tiết đó (nếu như ở cùng bản vẽ, nửa dưới ta cũng phải dùng 1 nét cắt 2b).
+ Trên mặt bằng còn phải được ghi các ký hiệu chỉ vị trí các mặt cắt ngang và mặt cắt dọc bằng các nét cắt ngang ở các vị trí mặt phẳng cắt. Ở đầu nét phải có mũi tên chỉ hướng nhìn và chữ (hoặc số) ký hiệu ở các vị trí mặt phẳng cắt (ví dụ như: mặt cắt I-I, mặt cắt A-A).
+ Thể hiện nên ký hiệu các trang thết bị cố định như các thiết bị vệ sinh (xí,chậu rửa, ..) bếp, hay tủ tường…, thể hiện một phần các chất liệu mặt sàn với những ghi chú kỹ thuật cần thiết đi kèm theo (chú ý ở tỷ lệ này thì không vẽ các ký hiệu vật dụng rời như là bàn, ghế hay giường…)
Ở tỷ lệ 1/100
+ Qui định có từ khoảng  2-3 lần ghi kích thước
Kích thước ở các trục định vị;
Kích thước ở tổng chiều dài trục;
Kích thước ở phủ bì công trình.
+ Ghi các cao trình chính, gồm các trục định vị và xác định vị trí của vệt cắt:
+ Tuỳ theo các yêu cầu, thể hiện có tính chọn lọc ký hiệu các vật dụng rời (tiêu biểu cho các nội dung sử dụng của từng phòng) và diễn hoạ để có thể nhấn phân biệt các không gian phụ trợ như hành lang, bếp và không gian nhà vệ sinh…. Và các không gian chính trong công trình.
Chú ý: không nên vẽ bóng, không vẽ cây bao cảnh trong các bản vẽ mặt bằng kỹ thuật kiến trúc. Nếu như công trình có bồn hoa xây cố định, sàn nội cảnh, thì bạn có thể ký hiệu cây cỏ, hoa lá một cách tiêu biểu và được chọn lọc.

Cách đọc bản vẽ xây dựng mặt đứng

Bản vẽ mặt đứng là một hình cắt dùng mặt phẳng cắt song song với phần mặt phẳng hình chiếu đứng. Đối với những công trình kiến trúc thì mặt đứng là một hình chiếu thẳng góc thể hiện hình dáng ở bên ngoài của ngôi nhà. Bản vẽ này cũng thể hiện được vẻ đẹp về nghệ thuật, hình dáng và các tỉ lệ cân đối giữa các kích thước cũng như của từng không gian của ngôi nhà.

Mặt đứng của ngôi nhà là một hình dáng bên ngoài của ngôi nhà, có thể được nhìn từ trước, từ sau hay từ trái hoặc là từ bên phải. Để có được cách đọc bản vẽ mặt đứng chính xác cần phải lưu ý mặt đứng hướng ra phía nhiều người qua lại.

Trong bản vẽ mặt đứng thì không cần ghi kích thước, nếu như cần thiết kế thì ghi thêm tên các trục tường biên phù hợp với những trục ghi trên mặt bằng. Ví dụ như mặt đứng trục A-C là một hướng nhìn vào mặt tiền của ngôi nhà và mặt đứng trục 5-1 là hướng nhìn vào từ phía bên phải ngôi nhà, mặt đứng trục 1-5 là một hướng nhìn vào phía bên trái ngôi nhà, và hướng của trục C-A là một hướng nhìn từ phía sau ngôi nhà. Đây là những đặc điểm cần chú ý để có được cách đọc bản vẽ xây dựng đơn giản và chính xác.

Ở tỷ lệ 1/50
+ Quy định phải ghi chú đầy đủ các kích thước sau:
– Kích thước các trục và tổng trục;
– Kích thước của các bộ phận tiêu biểu trên mặt đứng như: ô văng, sênô, ống khói hay cửa sổ mái.
– Kích thước chi tiết (ví dụ như: bồn hoa trước nhà, tam cấp…), các cửa và các mảng tường…
+ Yêu cầu phải có đầy đủ các cao trình, các trục định vị, tên cửa và độ dốc mái (nếu công trình là mái dốc). Thể hiện một phần không gian diện tích của hình ( hoặc thể hiện trên toàn bộ bản vẽ) các chất liệu và các vật liệu bề mặt công trình với những ghi chú cần thiết đi kèm.
Ở tỷ lệ 1/100
+ Ở tỷ lệ này thì chỉ yêu cầu ghi chú đầy đủ các kích thước chính như là kích thước trục, tổng trục, các cao trình cơ bản, các trục định vị, để thể hiện một phần vật liệu bề mặt và ghi chú tiêu biểu.
Chú ý: Không vẽ người và các loại cây xanh bao cảnh trên các mặt đứng của bản vẽ kỹ thuật kiến trúc. Có thể vẽ gợi ý thêm tiêu biểu một số cây cỏ hoa lá hoặc sân nội cảnh.

Cách đọc bản vẽ mặt cắt

Bản vẽ mặt cắt của ngôi nhà là các hình cắt thu được từ khi dùng một hay nhiều mặt cắt tưởng tượng thẳng đứng, và được bố trí song song với các mặt phẳng có hình chiếu cơ bản cắt ngang qua diện tích không gian trống của ngôi nhà. Nếu như mặt cắt được bố trí dọc theo chiều dài thì gọi đó là hình cắt dọc, nếu được bố trí theo chiều ngang ngôi nhà thì gọi là hình cắt ngang.

cach doc ban ve xay dung

Cách đọc bản vẽ kết cấu xây dựng.

Mặt cắt này có tác dụng giúp cho bạn biết chiều cao của các tầng, các lỗ cửa sổ và các cửa ra vào, kích thước tường và cầu thang… cũng như các vị trí và hình dáng chi tiết các kiến trúc ngang trang trí bên trong các phòng.

Cách đọc bản vẽ phối cảnh

Bản vẽ phối cảnh sẽ cho bạn các hình ảnh giống như thực tế về công trình cần xây dựng, giúp bạn có thể hình dung được ngôi nhà của mình sẽ như thế nào sau khi hoàn thiện.

Hiện nay với công nghệ hiện đại cũng như việc sử dụng nhiều phần mềm khác nhau, kiến trúc sư có thể tạo nên bản vẽ phối cảnh với màu sắc tự nhiên, giống như là ngôi nhà thật của bạn.

Ở tỷ lệ 1/50:
+ Yêu cầu về các kích thước: phải ghi một cách đầy đủ:
– Kích thước chi tiết, vowis các bộ phận, các mảng tường, cửa, tam cấp, hè nhà, sênô và cầu thang ( bậc thang, chiếu nghỉ, lan can)…
– Kích thước của các vách ngăn và các phòng bên trong nhà.
– Kích thước các trục, tổng trục, các tổng chiều dài toàn bộ công trình ứng với mặt cắt đó.
+ Yêu cầu một cách đầy đủ các cao độ của nền, sàn, trần, chiếu nghỉ cầu thang, đỉnh mái và nền đất tự nhiên, hè,…
+ Thể hiện được các ký hiệu về vật liệu xây dựng: gạch, gỗ, hồ tô, nền đất và bê tông ( tuy nhiên tỷ lệ này bê tông vẫn được tô đen)… và các ghi chú về cấu tạo cần thiết khác.
Ở tỷ lệ 1/100:
+ Chỉ cần ghi các kích thước các bộ phần tiêu biểu với các trục tường cột từng trục.
+ Các cao trình chủ yếu nền, sàn và mái.
Ở các tỷ lệ lớn hơn:
+ Để biểu diễn được các phần chi tiết hơn, người ta sẽ cần dùng tới các tỷ lệ lớn hơn như 1/20, 1/10 hay 1/5.
+ Ở tỷ lệ càng lớn thì hình vẽ càng phải đạt được cơ bản các yêu cầu sau:
Chính xác và phải đầy đủ;
Thể hiện đúng được tất cả các ký hiệu về vật liệu xây dựng.
Kích thước phải ghi rõ, ghi thật đầy đủ và chi tiết để có thể thi công, xây dựng được.
Ghi chú rõ ràng các thành phần được cấu tạo, các vật liệu bề mặt các hướng dốc và cả độ dốc,…
+ Hình vẽ chi tiết thì phải có ký hiệu chỉ rõ tên gọi và vị trí chi tiết đó trên các mặt bằng (hoặc mặt cắt, mặt đứng..) và ngược lại, được ghi rõ cụ thể như sau:
– Ở bản vẽ mặt bằng (hoặc mặt đứng và mặt cắt…) có chi tiết cần phóng lớn, các ký hiệu chi tiết bằng vòng tròn d =10+15mm bằng những nét cơ bản.
– Phần nửa vòng tròn phía trên ghi tên gọi chi tiết (ví dụ như: 1,2,3…) L1, L2, BH, CV,… ở phân nửa của vòng tròn dưới ghi số thứ tự bản vẽ có vẽ hình khai triển trên các chi tiết đó, (nếu chi tiết được vẽ ở cùng bản vẽ với các mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt…, thì phần nửa của vòng tròn dưới chỉ cần gạch thêm 1 nét có độ dày tương đương nét cắt 2b).
– Ở hình vẽ chi tiêt đã được khai triển, ký hiệu được diễn tả bằng kích thước 2 vòng tròn. Vòng ngoài nét cơ bản, vòng trong thì nét cắt. Nửa trên là các chi tiết tương ứng với tên gọi đã được ký hiệu ở mặt bằng (mặt đứng, mặt cắt…) nửa dưới nên ghi số thứ tự bản vẽ.

Cách đọc bản vẽ kết cấu

Trong các bản vẽ kết cấu xây dựng sẽ sử dụng các nét vẽ chủ đạo như sau:

  • Cốt chịu lực được vẽ bằng nét liền đậm (s đến 2s).
  • Cốt phân bố, cốt đai được vẽ bằng nét liền đậm vừa (2s).
  • Đường bao quanh cấu kiện được vẽ bằng nét liền mảnh (3s).

cach doc ban ve xay dung

Cách đọc bản vẽ kết cấu trong xây dựng.

Con số ghi được trước ký hiệu φ chỉ số lượng thanh thép. Nếu như chỉ dùng một thanh thì thường sẽ không cần ghi.

Ở dưới đoạn đường dóng nằm ngang, thì con số đứng sau chữ L chỉ chiều dài thanh thép kể cả đoạn uốn được móc ở đầu nếu có. Con số đứng sau chữ a để chỉ khoảng cách giữa hai trục thanh thép kế tiếp cùng loại.

Chỉ cần ghi đầy đủ đường kính, kích thước chiều dài…của thanh thép tại hình biểu diễn nào gặp thanh cốt thép đó là lần đầu tiên. Các lần sau gặp lại, thì những thanh cốt thép đó chỉ cần ghi số các ký hiệu mà thôi.

Khi đọc các bản vẽ kết cấu xây dựng, bạn cần chú ý:

Đầu tiên đó là bạn nen xem bố trí cốt thép trên hình chiếu chính, từ đó có thể căn cứ vào số hiệu thanh thép, tìm vị trí của chúng trên các mặt mắt để có thể biết vị trí cốt thép cũng hình khai triển trong bảng kê.

Tiếp theo đó là các mặt cắt thì bạn nên bố trí gần hình chiếu chính. Nếu như mặt cắt vẽ theo một tỉ lệ khác so với tỉ lệ của hình chiếu chính thì cần ghi rõ các tỷ lệ của mặt cắt đó. Thường thì bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép sẽ được vẽ theo tỷ lệ 1:20, 1:50 và 1:100.

Cách đọc bản vẽ móng trong nhà ở

Trong bản vẽ này bạn sẽ thấy được cụ thể có 5 chi tiết và 5 mặt cắt của các loại móng như sau:
Mặt cắt của móng móng.
Chi tiết của cổ móng.
Mặt cắt của tường móng.
Mặt cắt dầm của chân thang.
Chi tiết của móng đơn.

cach doc ban ve xay dung

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng nhà.

Cách đọc bản vẽ mặt cắt móng băng

Bản vẽ mặt cắt móng bang thì sẽ nhìn thấy cao độ của móng là 600 và trong đó 250mm là thân móng và 250 là phần vuốt móng lên, có cao độ 100 là cổ móng. Chiều rộng của móng là khoảng 1200 mm.

cach doc ban ve xay dung

Cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở.

Được bố trí với 6 thanh thép phi 20, trong đó 3 thanh thép lớp ở trên và 3 thanh thép ở lớp dưới. Ở dưới cùng sẽ là lớp thép phi 12 đan cách nhau khoảng cách là 200 mm. Dưới cùng của móng là một lớp lót bằng bê tông mác 100 hay thông thường thì mọi người thường lót bằng gạch để đổ bê tông.

Bản vẽ chi tiết cổ móng

cach doc ban ve xay dung

Phần cổ móng này thường thì sẽ có trong các móng băng nên sẽ hay được thể hiện trong các bản vẽ nhà nào làm móng bang hay móng bè. Cổ móng thể hiện được bẻ mỏ liên kết với đế móng, khoảng cách mỏ là khoảng 200mm, mỗi cổ cột thường sẽ có 4 thanh thép phi 20, đai cột được bẻ bằng sắt 6 khoảng cách của mỗi đai là khoảng 150mm.

Bản vẽ mặt cắt tường móng

cach doc ban ve xay dung

Mặt cắt của tường móng này thể hiện phần xây từ móng trở lên hoặc là dầm trở lên (cho móng cốc) và xây tường khoảng 220 cao tới cốt không sẽ bị đổ giằng bê tông chống thấm. Và thông thường thì xây dưới cốt không chúng ta nên xây gạch đặc để chống thấm tốt hơn. Giằng cốt thìngoài tác dụng chống thấm ra sẽ không còn tác dụng gì khác nữa nên các bạn đừng lãng phí quá nhiều tiền vào phần đó làm gì.

Mặt cắt dầm chân thang

cach doc ban ve xay dung

Phần này thể hiện có lót bằng bê tông mác 100 và xây gạch đặc đỡ và có dầm liên kết với thang bằng 4 thanh sắt phi 16, 2 ở trên 2 ở dưới và các đai sắt bằng sắt 6 cách nhau 15cm. Chiều dài và số lượng của dầm chân thang cũng được thể hiện và ghi rất rõ ràng trong bản vẽ.

Chi tiết móng đơn

cach doc ban ve xay dung

Chi tiết móng đơn cũng không quá khó, đã được thể hiện rất rõ ràng chiều rộng, chiều dài của móng, số lượng của sắt cột là 4 thanh phi 18 và đáy thì được đan bằng sắt phi 12 khoảng cách mỗi thanh là 17cm. Trong các phần chi tiết dưới thì có thể hiện vị trí dầm liên kết vào móng nữa nhé.

Một số lưu ý khi đọc bản vẽ thiết kế nhà

– Bản vẽ các mặt đứng (được viết tắt là MĐ): Mặt đứng được hiểu là một hình chiếu thẳng góc, giúp thể hiện được hình dáng bên ngoài của các công trình cũng như các hình ảnh, bố trí theo tổng thể của ngôi nhà dựa trên góc độ thẳng tại từng mặt với nhiều hướng tổng quan bao gồm: ban công, cửa đi, các cửa sổ, đường nét, tính cân đối và nét đẹp mỹ thuật trong từng kích thước chung – riêng của các công trình nhà. Phụ thuộc vào kết kết công trình đó thiết kế phức tạp hay đơn giản, kiến trúc sư sẽ thể hiện được số lượng về bản vẽ xây dựng mặt đứng như thế nào để giúp chủ đầu tư dễ hình dung.

– Bản vẽ mặt cắt (được viết tắt là MC): Là một mặt phẳng quy ước ban đầu tính từ trên xuống, cắt ngang qua ngôi nhà (có góc vuông thẳng đứng so với mặt đất). Phần mặt cắt này sẽ được thể hiện được chiều cao tầng, chiều cao nhà hoặc là những kích thước như lỗ cửa, tường và độ cao dầm hay độ dày sàn, các cấu tạo sàn mái, vì kèo, cầu thang cùng những chi tiết kiến trúc bên trong của mỗi phòng.

– Bản vẽ phối cảnh: Đó là một bản vẽ hình chiếu 3D để giúp cho các gia chủ có thể dễ dàng hình dung được hình ảnh của công trình nhà mình theo đúng như có cách nhìn trên thực tế, không phải như ngôn ngữ kỹ thuật. Bản vẽ phối cảnh cũng có thể giúp cho nhà đầu tư công trình dễ dàng định hướng theo hướng trực quan sinh động và ứng với các màu sắc của thực tế.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bản vẽ xây dựng cũng như hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng hiệu quả nhất, nhanh nhất. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có được nhiều thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết trên.